Bà bầu có nên nằm đệm lò xo không?
Bà bầu có thể sử dụng đệm lò xo, tuy nhiên phải chọn đệm lò xo túi thay vì đệm lò xo liên kết truyền thống.
Kỳ trước chúng tôi đã giải đáp thắc mắc Bà bầu nên nằm đệm gì?. Và cũng tại chuyên mục đó, Eveveron Bà Triệu có hứa hẹn sẽ trả lời chi tiết và kỹ lưỡng cho câu hỏi “Bà bầu có nên nằm đệm lò xo không?
Đây là thắc mắc của không ít người dùng bởi vì có quá nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Có người thì cho rằng nên lựa chọn đệm lò xo vì đây là loại thông dụng lại được hầu hết các mẹ bầu châu Âu tin dùng. Còn nhiều người khác thì lại khẳng định rằng, sử dụng đệm lò xo cho bà bầu là không tốt. Vậy cụ thể là như thế nào? Everon Bà Triệu sẽ phân tích và lý giải chuyên sâu nhất giúp người dùng có câu trả lời chính xác và từ đó lựa chọn được loại đệm phù hợp nhất.
Hiện nay, có luồng ý kiến cho rằng, bà bầu nên tránh đệm lò xo vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhận định như vậy là chưa chính xác cho lắm. Nhận định này chỉ đúng trong trường hợp mẹ bầu nằm đệm lò xo liên kết truyền thống cũ.
Bà bầu không nên nằm đệm lò xo liên kết truyền thống
Thai phụ không nên dùng đệm lò xo liên kết truyền thống bởi vì loại đệm này có cấu trúc được tạo nên nhờ hệ thống thép ghép với nhau thông qua mối hàn nên hầu hết được thiết kế bằng thép công nghệ thấp, do đó nằm lâu sẽ bị ghỉ màu và võng đệm. Bên cạnh đó, loại đệm này còn không có cấu trúc hỗ trợ tư thế nằm, trong khi đó với bà bầu thì điều này lại vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, khi mang thai phần bụng của mẹ bầu sẽ cong ra nhiều hơn so với trước nên ngủ trên đệm lò xo mềm hoặc trên ghế sofa sẽ có ảnh hưởng không tốt đến đoạn xương sống ở thắt lưng. Cụ thể, khi nằm ngửa cột sống sẽ bị cong xuống làm cho những đốt sống ở đoạn xương sống thắt lưng vốn đã cong về phía trước giờ lại ép sát vào nhau hơn. Còn khi nằm nghiêng cột sống cũng sẽ bị cong lệch sang một bên.
Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí còn gây biến dạng ở các đốt sống, chèn lên dây thần kinh, làm gia tăng gánh nặng cho cơ lưng, dẫn đến đau lưng, khó ngủ. Từ đó, mẹ bầu cảm thấy không tỉnh táo, ăn không ngon và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biêt, các loại nệm mềm còn gây khó khăn trong việc trở mình, cản trở việc lưu thông, cung cấp máu cho cơ thể mẹ và bé.
Bà bầu có thể chọn đệm lò xo túi
Thay vì sử dụng đệm lò xo liên kết, các mẹ bầu nên chọn cho mình đệm lò xo túi. Đây là loại đệm hiện đại, khắc phục được 100% những điểm yếu của đệm lò xo liên kết.
Loại đệm này có kết cấu đàn hồi tốt và mật độ lò xo cao nên đáp ứng đủ độ cứng nâng đỡ lưng người mẹ. Bên cạnh đó, sử dụng đệm này bà bầu còn có thể thoải mái với các tư thế ngủ mà không hề sợ ảnh hưởng đến thai nhi và người nằm cạnh nhờ cấu trúc từng lò xo được đặt trong túi riêng biệt. Ngoài ra, sản phẩm còn dùng được lâu năm mà không hề sụt lún, thông thường thời hạn sử dụng là 10-20 năm tùy từng hãng đệm.
Lưu ý khi chọn đệm lò xo túi cho bà bầu
Không phải đệm lò xo túi nào cũng thích hợp cho thai phụ. Khi lựa chọn loại đệm này, mẹ bầu cũng cần lưu ý thêm:
- Chọn đệm lò xo túi không quá cứng cũng không quá mềm.
- Nên chọn đệm có hỗ trợ massage cơ thể thì càng tốt cho mẹ bầu.
- Không chọn đềm lò xo túi có mùi nồng, hắc … vì có thể ảnh hưởng đến hô hấp của cả mẹ và bé.
- Chú ý chọn đệm lò xo túi chính hãng, chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng, có tên tuổi. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được độ bền đẹp, an toàn và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Các tin khác
- Bà bầu nên nằm đệm gì? (02/02/2018)
- Ưu điểm của đệm điện Everon (26/01/2018)
- Tuyệt chiêu bảo quản chăn ga gối đệm Everon khi trời nồm ẩm (08/01/2018)
- Có nên mua đệm lò xo không? (01/01/2018)
- Đây là mẫu chăn ga Everon được sản xuất từ vải Modal (24/12/2017)
- Nhìn là biết mẫu chăn ga gối đệm Everon đã sản xuất được mấy tháng (10/12/2017)
- Địa chỉ bán chăn ga gối đệm online uy tín (03/12/2017)
- So sánh ưu/nhược điểm của các loại ruột chăn Everon (26/11/2017)
- Người bị đau lưng nên nằm đệm gì? (19/11/2017)
- Khác nhau giữa đệm bông ép Everon thường và đệm Artemis (08/11/2017)